0

9 Faces of Love (complete 9 chap)

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009.

Tên truyện: 9 Faces of Love
Tác giả: WANN (cùng tác giả với Can't Lose You 100% Perfect Girl)
Tình trạng: 1 VOL hết
Người dịch: Thu Lan
Sửa lỗi: Hoàng Hải
Sơ lược: Đây có thể coi như tác phẩm đầu tay của Wann (nhìn nét vẽ là biết liền) gồm 9 chuyện tình ngắn

Đọc Online

9 Faces of Love 1


9 Faces of Love 2


9 Faces of Love 3


9 Faces of Love 4


9 Faces of Love 5


9 Faces of Love 6


9 Faces of Love 7


9 Faces of Love 8


9 Faces of Love 9

---End---

Đọc tiếp...
0

Hyde And Closer - Up date chap 7

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009.




Tác giả: Haro Aso

Số tập: Hiện giờ là chap 35 (cont)

Thể loại: Hài hước, giả tưởng...

Nội dung: Ông của Shunpei Closer, là Alsyd Closer. Ông đã đi du lịch khắp nơi trên thế giới và luôn trở lại Nhật Bản để kể lại tất cả cho cháu mình những gì mà ông đã đi qua. Trước khi từ Châu Phi trở về Nhật để dự sinh nhật lên 7 của cháu, ông đã lấy 1 con gấu tên là Hyde làm quà sinh nhật. Sáu năm đã trôi qua và vào 1 ngày, cậu nhận đc một món quà mang lại sự



Hyde And Closer chap 1


Hyde And Closer chap 1b


Hyde And Closer chap 1c


Hyde and Closer chap 2


Hyde and Closer chap 3


Hyde and Closer chap 4


Hyde And Closer chap 5


Hyde And Closer chap 6


Hyde And Closer chap 7

Tiếp Tục Update

Đọc tiếp...
0

Time after Time

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009.
Highslide JS
Author: Q-ta Minami.
Source: Kotonoha
Genre: mid yaoi, romance.
Rating: NC-17.
Warning: yaoi.
Summary: Kitarou là chủ một quán bar nhỏ ở Shinjuku và cậu gần như say mọi lúc. Người yêu cậu, Sanpee, là một kẻ nghiện công việc, có thể đến sở làm kể cả Chủ Nhật. Vậy liệu tình yêu của hai người có êm đẹp?
Một yaoi-manga dễ thương đáng ngạc nhiên từ một mangaka chuyên vẽ shoujo-ai và josei sẽ không làm bạn thất vọng. Time after time thuộc tập truyện Please God! của Q-ta Minami

Đọc truyện tại đây


Đọc tiếp...
0

Togari - Action - Full Chap trọn bộ [ Chap 1 - 68]

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009.

Thông tin chung :
Thể lọai :action, mature, seinen, supernatural
Tác giả:Natsume Yoshinori
Số tập: 8 (Complete )
Năm xuất bản: 2001
Nhà xuất bản:Shogakukan
Xuất bản trên tạp chí:Shonen Sunday (Shogakukan Inc.)
Bản scan:M-S
Tình trạng dịch thuật: ???/tuần(Do đã vào năm học nên hơi bận tí,nhóm ko đảm bảo thời gian phát hành các chapter mới mong các bạn thông cảm)

Nhân sự:
Trích:
Translator: MegaZero , Sayukireload

Editor: Shrekrita

Cleaner+post: onionboy
Tóm tắt:
Tobe đã bị trừng phạt dưới địa ngục hơn 300 năm nay vì những tội lỗi đã gây ra hồi còn sống, nhưng mong muốn của cậu ta đc thoát khỏi nơi này vẫn ko hề phai nhạt.Và rồi Diêm vương cho cậu 1 cơ hội để chuộc lại tất cả lỗi lầm-sử dụng thanh ma kiếm huyền thoại Togari tiêu diệt 108 tội lỗi trong vòng 108 ngày.Giờ đây Tobe trở lại nhân gian nhưng lại vào thời hiện đại,tất cả đều lạ lẫm.Dù vậy,Tobe vẫn phải hoàn thành sứ mạng của mình để có thể đc tự do 1 lần nữa



Xem Online


Togari chap 1a


Togari chap 1b


Togari chap 2a


Togari chap 2b


Togari chap 3


Togari chap 4


Togari chap 5


Togari chap 6


Togari chap 7


Togari chap 8


Togari chap 9


Togari chap 10


Togari chap 11


Togari chap 12


Togari chap 13


Togari chap 14


Togari chap 15


Togari chap 16


Togari chap 17


Togari chap 18


Togari chap 19


Togari chap 20


Togari chap 21


Togari chap 22


Togari chap 23


Togari chap 24


Togari chap 25


Togari chap 26


Togari chap 27


Togari chap 28


Togari chap 29


Togari chap 30


Togari chap 31


Togari chap 32


Togari chap 33


Togari chap 34


Togari chap 35


Togari chap 36


Togari chap 37


Togari chap 38


Togari chap 39


Togari chap 40


Togari chap 41


Togari chap 42


Togari chap 43


Togari chap 44


Togari chap 45


Togari chap 46


Togari chap 47


Togari chap 48


Togari chap 49


Togari chap 50


Togari chap 51


Togari chap 52


Togari chap 53


Togari chap 54


Togari chap 55


Togari chap 56


Togari chap 57


Togari chap 58


Togari chap 59


Togari chap 60


Togari chap 61


Togari chap 62


Togari chap 63


Togari chap 64



Togari chap 65


Togari chap 66



Togari chap 67


Togari chap cuối


Tiếp tục Update

Đọc tiếp...
0

Gacha Gacha - Ecchi - Update chap 21

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009.


THÔNG TIN SƠ LƯỢC :

Tên : Gacha Gacha 1 ( phần 1 của bộ Gacha Gacha *2 Secret khá nổi bên 2T )
Thể loại: ecchi , comedy , shounen ......
Tác giả: Hiroyuki Tamakoshi
Nhà xuất bản: Kodansha, Del Rey Manga, Heyne
Tạp chí phát hành: Magazine Special
Năm phát hành: 17-12-2002 đến 23-5-2008
Số lượng phát hành: 41 tập
Tình trạng : hoàn thành
Nguồn : Easycome.us

Nội dung :

Clara và Kouhei , 2 người bạn thân từ thuở " vắt mũi chưa sạch " , dĩ nhiên càng lớn cậu bé Kouhei nhận ra rằng cậu với Clara ...... , tuy nhiên sau chuyến du lịch vận mệnh đến Hawai, Clara bắt đầu có thái độ kì quặc -đặc biệt là thái độ vô cùng " bừa bãi trong tình cảm " ( ai hiểu sao thì hiểu nhé ) và thường tán tỉnh người khác như kiểu đồ-không-biết-ngượng nhưng lại không nhớ điều gì đã xảy ra sau đó . Kouhei thường là nạn nhân của hành động này và phải gánh chịu hết trách nhiệm do cô để lại sau khi quên tất cả mọi thứ . Đặc biệt , thậm chí đôi lúc cậu cũng là người dc " Clara II " quyến rũ và ..... . Dĩ nhiên cậu rất bối rối và tìm cách giải quyết mọi chuyện . Oh dze chuyện bắt đầu từ đây , mời các bạn đọc nhé :

leader:son8902003
Translator:pupcorn
Translator:buddy
Proof reader:caterpillar
Editor:son8902003
Quality Checker:son8902003


Đọc Online

Gacha Gacha chap 1


Gacha Gacha chap 2


Gacha Gacha chap 3


Gacha Gacha chap 4


Gacha Gacha chap 5


Gacha Gacha chap 6


Gacha Gacha chap 7


Gacha Gacha chap 8


Gacha Gacha chap 9


Gacha Gacha chap 10


Gacha Gacha chap 11


Gacha gacha chap 12


Gacha gacha chap 13


Gacha Gacha chap 14


Gacha Gacha chap 15


Gacha Gacha chap 16


Gacha Gacha chap 17


Gacha Gacha chap 18


Gacha Gacha chap 19


Gacha Gacha chap 20


Gacha Gacha chap 21

Tiếp tục Update

Đọc tiếp...
0

Nine_Mr Adachi Full 27 Chap

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009.





Tóm tắt:

Katsuya Niimi, kỷ lục gia điền kinh 100 m cùng với bạn là Susumu Karasawa, một nhà vô địch judo chuẩn bị vào học ở trường trung học Seishu, cùng với tay ném tài năng Eiji Kurashawa. Nhưng ngay ngày đầu tiên, họ gặp một cô gái đang khóc, sau đó họ phát hiện ra rằng Yuri Nakao là con gái của huấn luyện viên đội bóng chày. Ông sẽ bị sa thải nếu đội của ông không thắng nổi một trận nào trước mùa hè. Mặc dù chẳng có tí kinh nghiệm nào trong bóng chày nhưng cả Niimi và Karasawa đều quyết định tham gia đội bóng chày vì muốn thấy nụ cười trên gương mặt Yuri. Vậy là bắt đầu 3 năm bóng chày trung học với đầy tiếng cười, niềm vui, nước mắt, và cả tình yêu

Review:

Nine là bộ manga đầu tiên khiến Adachi nổi tiếng. Hiển nhiên đây là một trong những bộ đáng đọc nhất nếu bạn là fan thật sự của Adachi. Mặc dù nét vẽ còn đơn giản ở những năm đầu nhưng Nine đã có những nguyên mẫu nổi bật mà sau này ngày càng được Adachi trau chuốt trong một loạt các bộ tiếp sau đó. Có lẽ Nine là một trong những bộ đầy đủ nhất, thắt chặt mọi tình tiết trong một tác phẩm ngắn gọn và rõ ràng. Một số ít cho rằng Adachi có khuynh hướng tạo nên những kết thúc khá mở, với ít kịch tính và các tình tiết phức tạp hơn nhiều so với các bộ sau đó. Nine được coi như là một loạt những hình ảnh chân thực về đời sống của cuộc sống trung học - Một kiểu mà sau này ngày càng khiến ông nổi tiếng. Nếu bạn còn xa lạ với Adachi thì Nine là một bộ giới thiệu ngắn gọn và ngọt ngào cho những gì Adachi sáng tạo nên.

Đọc Online

Nine_Mr Adachi chap 1


Nine_Mr Adachi chap 2


Nine_Mr Adachi chap 3


Nine_Mr Adachi chap 4


Nine_Mr Adachi chap 5


Nine_Mr Adachi chap 6


Nine_Mr Adachi chap 7


Nine_Mr Adachi chap 8


Nine_Mr Adachi chap 9


Nine_Mr Adachi chap11


Nine_Mr Adachi chap 12


Nine_Mr Adachi chap 13


Nine_Mr Adachi chap 14 + 15


Nine_Mr Adachi chap 16


Nine_Mr Adachi chap 17


Nine_Mr Adachi chap 18


Nine_Mr Adachi Chap 19


Nine_Mr Adachi chap 20


Nine_Mr Adachi chap 21


Nine_Mr Adachi chap 22


Nine_Mr Adachi chap 23


Nine_Mr Adachi chap 24


Nine_Mr Adachi chap 25


Nine_Mr Adachi chap 26


Nine_Mr Adachi chap 27

End

Đọc tiếp...
0

Dragon Voice [1- 6]

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009.




Tác giả:
Nishiyama Nuriko

Rin yêu thích ca hát và nhảy múa, cậu mơ ước một ngày được trở thành ca sĩ, nhưng với giọng hát "rổn rẻng" của cậu, liệu cậu có thành công?


Đọc Online


Dragon Voice Chap1






Đọc tiếp...
0

Bóng người xưa


Bóng người xưa_
Thạch Lam

_Trong lò xưởi, trên một đám than hồng; ngọn lửa nhẩy múa reo cái vui lách tách của củi khô, mặc bên ngoài gió lạnh và mưa bụi của mùa đông. Một hơi nóng toa? ra, thấm dần vào mọi vật trong căn phòng nhỏ. ấm cúng quá! Không còn gì thú hơn được ngồi bên lò sưởi mà nghĩ những chuyện vẩn vơ.

Vân vừa xoa tay tren ngọn lửa vừa hưởng thong thả như thấm thía cái thú đơn sơ ấy. Chàng để người lọt sâu vào chiếc ghế bành; ngoảnh đầu ra nhìn Mai ngồi trên phản gần đấy, bên ngọn đèn, đang thái mấy thứ rau trên thớt. Nàng làm việc chăm chú và cẩn thận, như xưa nay nàng vẫn làm. Ngày mai là ngày sinh nhật đứa bé con đầy tuổi; hai vợ chồng Vân đã bàn định làm một bữa tiệc nhỏ để mừng, nên tối nay vợ chàng sửa soạn sẵn các thức ăn.

Thấy lò sưởi ấm cúng, Vân cất tiếng bảo vợ:

- Ra đây mà ngồi cho đỡ lạnh.

Vợ Vân không ngừng tay đáp:

- Để em thái nốt chổ này đã.

- Thì mang lại đây mà làm có hơn không, ngồi đấy rét chết.

Chiều ý chồng, nàng đứng lên lấy một cái chiếu giải trước lò sưởi, rồi mang chiếc đèn đến.

Vân rụt chân lại để nhường chổ. Mai thu xếp đồ làm, bỏ giầy bước vào chiếu rồi vén áo cúi quỳ xuống bên chồng, vừa nhìn chàng hỏi:

- Em ngồi đây nhé?

Vân gật đầu, rồi chàng vội bảo vì thấy nàng sắp sửa đổi dáng ngồi để quay về phía đèn:

- Không, không cứ ngồi yên như thế...

Nàng nhìn Vân ngạc nhiên hỏi:

- Làm sao?

Vâm mỉm cười, trả lời thong thả:

- Không làm sao cả, anh bải em cứ ngồi như thế.

Mai ngồi trước ngọn đèn chiếu qua mái tóc, làm nổi một vùng ánh sáng chung quanh khuôn mặt đều đặn của nàng. Dưới ánh lửa yếu của than hồng trong lò sưởi, trong bóng tối mờ, Mai trông khác hẳng; Vân không thấy trước mắt mình nét mặt hàng ngày của vợ nữa, chàng chỉ thấy một người vợ trẻ hơn, đẹp hơn. Những vết răn của người đàn bà luống tuổi đã mất đi trong bóng tối; khuôn mặt trở nên đều đặn, cái miệng hơi trề trên hàm răng nhỏ muốt, đôi mắt loan thấy long lanh sáng. Hình ảnh đó làm Vân nhớ lại Mai lúc trước, Mai ngày mới gặp chàng, ngày là một thiếu nữ mà vẻ xinh đẹp đã làm chàng cảm động.

Vân lặng yên cả người, nhìn vợ vẩn thản nhiên như thường, chăm chú vào công việc trong trí chàng, cả một dĩ vãng nổi lên với rõ rệt một hình ảnh xinh tươi của Mai còn trẻ; ấy là tất cả cái lịch sử tình yêu của chàng. trời, chàng đã yêu mến biết bao nhiêu người thiếu nữ ấy? Dáng điệu và vẻ đẹp của Mai lúc bấy giờ đã khiến cho lòng chàng bao lần rung động; chàng đã yêu đắm đuối thiết tha, mà Mai cũng yêu chàng như thế. Nhưng vì sự nghiêm khắc của gia đình, mai không lấy được chàng mà về tay người khác. Vân bỏ ra đi, và sự đau đớn của chàng sâu xa đến nổi bây giờ nghĩ lại Vân còn thấy nỗi đau giẫy giụa trong lòng.

Năm năm sau chàng trở về thì Mai đã goá chồng. Hôm gặp nhau, hai người cùng khóc; nhưng Mai bây giờ không còn đâu vẻ xinh tươi nữa, năm năm héo hon bên người chồng ác nghiệt đã đổi thay nàng. Những sự đau khổ đã in vết răn trên trán, hai mắt nàng mất vẻ sáng tươi, và đôi môi chỉ còn nở một nụ cười an phận và buồn rầu, hình bóng của nét cười duyên thắm mà chàng đã yêu mến ngày xưa.

Lòng thương Mai đến khiến Vân lại lấy nàng. Hai vợ chồng bây giờ được một đứa con. Nhưng trước kia, một vài tháng sau khi lấy nhau, Vân thành ra hối hận đã lấy Mai. Một sự chua chát thấm vào tâm hồn chàng. Vân trở nên lãnh đạm, rồi ghen ghét. Chàng thành ra tàn ác đối với vợ; nhiều khi, trong lúc giận dữ, chàng đã thốt ra những lời cay đắng mỉa mai, chàng hưởng cái thú lạ lùng làm đau xót người công còn gì chống đở được cho mình. Có lần chàng đã bảo:

- Mày tưởng mày còn quý hoá lắm đấy. Tao lấy mày nghĩ mà dại, lấy cái của thừa!

Mai chỉ khóc Vân nhìn mà không thương; chàng để cho cái giận chiếm lấy lòng, cho rằng lấy Mai là đã làm ơn huệ cho nàng lắm rồi.

Mai chịu hết những tủi nhục như thế; nàng không hề oán trách chàng. Dần dần Mai nhẫn nại sống bên cạnh chồng, sợ hãi và trung thành như một đứa ở, sẵn sàng cúi đầu trước những lời chửi mắng. Đứa con ra đời làm Vân trở nên dịu dàng và tử tế hơn đối với nàng, nhưng lòng chàng thì vẫn hờ hững dửng dưng.


o O o


Nhớ lại những việc đã qua, lần này Vân thấy xúc động trong lòng. Chàng cúi xuống nhìn Mai, nhìn nét mặt hiền từ và hơi buồn bã trước ánh lửa. Chàng bỗng thấy như vẻ buồn ấy là một sự trách móc cái tàn ác của chàng bấy lâu naỵ Một tấm tình thương rung động và nẩy nở trong thâm tâm chàng. Vân dịu dàng đặt tay lên vai vợ, nói khẽ. Tiếng chàng run, và lạ hẳn đi đối với tai chàng:

- Khuya rồi đấy, thôi em đi nghỉ đi, để mai làm.

Lần thứ hai, Mai trả lời:

- Để em thái nốt chỗ nầy đã cho xong một thể.

- Không, em cứ cất đi. Lúc nào làm chả được vội gì.

Mai ngừng tay, thu dọn. Nàng thôi vì quen nghe lời chồng xưa nay, và không dám trái ý. Nhưng đến khi ngửng lên nhìn Vân, nàng thấy trong mắt chàng một vẻ âu yếm khác thường. Một nụ cười nở trên môi, nàng vui vẻ nói:

- Ừ nhỉ, thôi em cất đi nhé.

Vân cho thêm củi vào lò sưởi, khỏi cho ngọn lửa sáng lên. Chàng bảo:

- Xong em vào ngồi đây cho ấm.

Mai ngồi xích lại bên chân chồng, tựa vào thành ghế. Hai người yên lặng ngồi nhìn ngọn lửa reo; ánh hồng trong lò toa? ra làm xinh đẹp khuôn mặt của nàng.

- Em bé bây giờ chắc đương ngũ kỹ đây.

- Mai nó dậy thấy ngựa anh mua chắc nó sung sướng lắm anh nhỉ?

Vân gật đầu, yên lặng – Dĩ vãng lại xâm chiếm ý nghĩ của chàng. Vân nhớ đến Mai ngày còn xinh và trẻ tuổi, đến cái tình yêu mến của lòng chàng. Nếu không có sự ngáo trở sẩy ra chàng đã lấy cô thiếu nữ thơ ngây và trong sáng là Mai, trước khi nàng biết nững sự đau khổ vì chồng. Chàng sẽ âu yếm giắt nàng cùng đi trong cuộc đời... Lòng nhớ tiếc những ngày sung sướng có thể có ấy rồn đến chàng như một lớp sống vào bờ. Nhửng kỷ niệm cứ hiện lên trong trí nhớ của chàng rõ rệ. Vân ngập ngừng cúi xuống Mai:

- Em còn nhớ trước ngày em về hà chồng không? Cũng rét như hôm nay, chả khác gì. Có phải hôm ấy em bận chiếc áo nhung đen không?

Mai khẽ lắc đầu:

- Lâu nay em cũng không còn nhớ nữa.

Nàng ngạc nhiên: từ khi lấy nhau, nàng không thấy chồng nhắc đến những chuyện cũ về trước bao giờ.

- Thấm thoát thế mà đã bẩy, tám năm rồi, chóng quá em nhỉ. Độ ấy, chúng ta khỏ biết bao nhiêu; anh trông em khóc anh buồn quá. Có phải thế không, em Mai.

Mai yên lặng nhìn ngọn lửa chập chờn, nàng thấy hiện dần ra trong ấy những hình ảnh nàng tưởng đã mờ. Tiếng nói âu yếm của Vân xúc động đến những mối đau khổ của nàng... dần dần, những ngày qua sống lại, đè nén trên tâm can. Nàng thấy bàn tay Vân lần xuống nắm chặt lấy tay nàng; âu yếm, Mai ngả người dựa hẳn vào chân chồng. Vân tưởng như sống lại bao nhiêu năm về trước, chàng tưởng ngồi dưới chân chàng chính là Mai khi xưa, lòng chàng lại thiết tha yêu mến.

Cái kỷ niệm êm đềm ấy đến lần với những buổi đau khổ của Mai, những lúc chàng hành hạ, tàn ác với chàng. Vân thấy mủi lòng, nước mắt bỗng nhiên ứa lên cổ khiến chàng nghẹn ngào thương xót. Chàng kéo Mai vào lòng thổn thức:

- Em tha lỗi cho anh nhé.

Mai lặng lẽ ngước mắt nhìn chồng. Khoé mắt nàng đẫm lệ; bao nhiêu nỗi buồn trong lòng nàng tan đi, chìm đắm trong tình yêu mến.

Nàng giờ tay quàng lên vai Vân, gục đầu vào ngực chồng, Vân sẽ hôn trên vừng trán đã răn của nàng, nhưng chàng tưởng ôm Mai khi xưa.

Hai người đều yên lặng không nói, cùng nhìn ngọn lửa reo hồng trong bóng tối, Vân thấy sung sướng như vừa mới yêu, và từ dĩ vãng xa xăm bóng người xưa lại trở lại bên chàng, tươi tắn và xinh đẹp như buổi gặp gỡ ban đầu.

Chàng bỗng thấy một ý muốn khêu gợi tro tàn, cái quá vãng của Mai từ khi đi lấy chồng, chưa bao giờ Vân hỏi đến. Hai người cùng lặng lẽ và đồng ý mà không nhắc đến chuyện cũ. Nhưng tối nay Vân muốn biết. Chàng bắt Mai kể lại cuộc đời của nàng bên người chồng trước, những nỗi đau khổ, lo nghĩ nàng đã trải qua, Mai vâng lời, thuật lại với một giọng nói trầm buồn bã, một giọng nói khẽ, như nàng sợ làm trở dậy trong thâm tâm những vang động đã lặng yên.

Vân thấy một cảm giác lạ. Chàng tưởng như có mũi lạnh trích vào tim mỗi khi Mai kể đến một hành vi tử tế hay âu yếm của người chồng cũ; không xót thượng, chàng đợi nghe những cái tỉ mỉ, rõ rệt vẽ lại trong trí dáng điệu thân ái của hai người. Lòng chàng đau đớn như chảy máu; chàng nắm chặt lấy Mai ghì nàng sát vào người. Mai kể những nổi tủi nhục, những lúc bị đánh đập, Vân thấy khổ sở như chính chàng bị hành hạ; Vân lại nghĩ đến những lúc, chính chàng đã hành hạ, tàn ác với Mai. Chàng rùng mình cho sự tàn ác ấy, tự giận mình đã ích kỷ và tự ái nhiều.

Khi Mai đứng nói, Vân ôm đầu nàng quay lại trước mắt mình, chàng nhìn vợ qua nước mắt, hôn vào má nàng:

- Anh thương em quá.

Rồi muốn ghi nhớ một sự thay đổi từ đây, Vân âu yếm nhắc:

- Ngày mai em bé được đúng một tuổi rồi.

Mai không đáp, tin cẩn nép vào người chồng. Ngọn lửa trong lò bừng sáng và rởn múa trên thân hồng, củi khô lách tách nổ như vui cùng với cái vui của vợ chồng.

Đọc tiếp...
0

Sau ngày tận thế


Sau ngày tận thế
Alberto Banasco

__Những cơn sóng biển hung dữ ào ạt xô vào bờ và cuốn phăng đi tất cả những gì chúng gặp trên đường, rửa sạch phần bờ nó xô đến rồi quay lui về biển.

Giữa những cây cọ cụt đầu, tro tàn và băng đá, số ít những người sống sót đã tìm được chỗ trú ẩn cho mình. Mặt trời chỉ hơi ló dạng sau những đám mây và mưa lại trút xuống. Giữa những vòi rồng được tạo nên do bụi và khói, cuộc sống bị làm cho tan tác, mất trí vẫn bám chặt lấy sự tồn tại của mình.

Người đi một ủng (đã bị mất một chiếc) bò ra ngoài cửa hang và sợ sệt ngó nhìn. Hai người khác; một hói, một chột, đi tới đi lui ở bên ngoài. Có ai đó đã nhóm lên một đống lửa. Người đi một ủng nhìn thấy con rết ở bên cạnh và giẫm bẹp nó. Sau đó anh vươn cổ và lại nhìn ra ngoài.

- Giờ thì anh ra được rồi - người hói đầu nói - không có gì đe dọa anh nữa cả. Ra sưởi ấm đi.

Anh bò ra khỏi hang, đứng dậy và co một chân nhảy lò cò về phía đống lửa. Đến bên đống lửa, anh ngồi xổm xuống, ngái ngủ lắc lư người và cứ ngồi trong tư thế đó. Một lúc sau người chột mắt cũng đến và ngồi xuống cạnh đống lửa.

- Thế là chúng ta tập trung lại đây - người hói đầu nói.

Trong truyện ngắn viễn tưởng như một câu chuyện ngụ ngôn hiện đại này, sau thảm họa khủng khiếp đã hủy diệt nhân loại, những người còn may mắn sống sót đã tập hợp lại bên nhau và bắt đầu làm lại cuộc sống trên Trái đất bằng chính những kiến thức - cái nền tảng đã xây dựng nên thế giới và cũng có thể tiêu diệt thế giới...

Hai người kia lầu bầu một câu gì đấy để bày tỏ sự đồng ý của mình. Rồi họ im lặng. Im lặng hơn một tiếng. Trong lúc đó các con họ đã từ trong hang chui ra. Thân hình một đứa trông như con thỏ nhỏ, nó phình ra ở bên dưới, và khi đứa trẻ chuyển động nó xệ sát xuống mặt đất. Đứa kia trông giống một cái cây, và hai cánh tay như những cành cây gãy khúc. Đứa thứ ba trông giống một phôi thai lớn.

- Cần phải làm một cái gì đó - người hói đầu nói.

- Nhưng làm gì? - người chột mắt hỏi.

- Tôi không biết. Phải cứu lấy một cái gì đó - người hói đầu trả lời.

- Chẳng còn gì để cứu - người đi một ủng nói.

Họ lại im lặng, và một giờ trôi qua trong im lặng; âm thanh nghe thấy chỉ là tiếng gào thét, kêu khóc của lũ trẻ con đang giận dữ cào xé nhau và đẩy nhau đến sát bờ dốc.

- Không thể cứ tiếp tục thế này được, chúng ta phải chấm dứt việc theo dõi nhau như kẻ thù - cuối cùng người hói đầu nói – Vì chúng ta chỉ còn lại ba người, ai cũng có con, và nhất định phải làm một cái gì đấy.

- Thế chúng ta có thể làm gì? – người đi một ủng hỏi.

- Tôi xin giải thích - người hói đầu nói – mỗi người trong chúng ta đều có những kiến thức nhất định. Chúng ta có thể ghi chép lại tất cả những cái đó để có thể để lại cho con cháu chúng ta dù chỉ một chút gì đấy. Vì chúng sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, những gì chúng ta ghi chép được sẽ ít nhiều giúp ích cho chúng. Thí dụ như - anh ta quay sang hỏi người chột mắt - anh tên là gì? Anh làm nghề gì? Tôi tên là Antonio Morales. Tôi làm việc ở cảng, chịu trách nhiệm bốc dỡ hàng.

- Tên tôi là Silba - người chột mắt nói – tôi là nhân viên văn phòng.

Cả hai quay sang nhìn người đi một ủng.

- Tôi là Anderson. Quản lý ở một cơ quan... Lửa sẽ tắt mất.

- Đừng lo, sẽ không tắt đâu. Anh hãy quẳng thêm thanh củi vào. Cảm ơn. Các anh biết đấy, tôi đã quen... có thể nói thế này... nói chung là một người tổ chức – vì tôi chính là một người tổ chức ở trên cảng. Còn anh, Silba, anh làm việc trong văn phòng nên có lẽ biết nhiều hơn chúng tôi.

- Vâng. Tôi có đọc chút ít, nhưng tất cả chỉ sơ sơ thôi. Tiếc là chúng ta không có giấy... Có thể viết lên những tấm thủy tinh bẩn này, tôi đã gom chúng lại được nhiều. Nào, chúng ta bắt đầu...

Silba đăm chiêu suy nghĩ và nhìn thẳng vào ngọn lửa. Lạnh và hình như cả một tuần nay anh cảm thấy lạnh, có lẽ là do anh đã không ăn uống gì cả. Anh biết gì? Anh biết rằng một sản phẩm khủng khiếp của sự tiến bộ mà chỉ số ít người đạt được đã đem lại tai họa, và giờ đây họ chỉ còn lại ba người cùng với những đứa con, bộ dạng chúng khiến phải kinh hoàng, và ba người bọn họ đang hi vọng có thể cứu vãn được chút gì đó. “Nero (1)!” – anh chợt nhớ. Trước đây anh đã xem một bộ phim về vị hoàng đế La Mã này.

- Tôi biết câu chuyện về Nero - anh nói thành tiếng – chúng ta có thể bắt đầu từ ông ta.

- Tốt đấy! – Morales, rõ ràng là đã tỉnh táo lại, thốt lên – Nero, mà tiếp theo là Christ (2). Một khởi đầu tốt đẹp. Nero sống năm bao nhiêu nhỉ?

- Tôi không nhớ. Tôi chỉ nhớ là cùng thời với Julius Caesar. Theo tôi, khoảng năm thứ 300 trước Công nguyên.

- Thế Christ sống vào thời nào?

- Cũng vào thời đó, tôi đoán vậy.

- Tuyệt rồi - Và Morales bắt đầu ghi chép. Thế anh còn biết gì nữa không? Thí dụ về Julius Caesar.

- Nero đã đốt cháy thành La Mã. Julius Caesar đã lập nên đế chế.

- Thế ông ta không xây dựng thành La Mã lại à?

- Theo tôi thì không.

- Thôi được - người hói đầu nói - điều này không có ý nghĩa. Thế anh biết gì về những người Hi Lạp?

- Người Hi Lạp sống trước đó.

- Chính xác là khi nào?

- Hơn 1.000 năm trước Công nguyên. Họ đã đánh nhau với người Sparta (3).

- Và ai thắng?

- Theo tôi không ai cả. Từ đó mà có thành ngữ “chiến thắng của Pirr”.

- Pirr (4) là tướng của quân Sparta?

- Phải, anh cứ ghi thế.

- Xong rồi. Nhưng theo tôi, chúng ta làm chưa đúng. Cần phải bắt đầu từ khoa học tự nhiên - Morales nói - còn anh, Anderson, anh chịu trách nhiệm về cả một cơ quan hành chính; có lẽ anh biết điều gì đó về điện.

- Không, tôi chẳng biết để làm gì cả. Thay cái bóng đèn bị cháy thì tôi có thể. Tôi còn biết về dòng điện, có dòng điện dương và dòng điện âm.

- Thế điện là gì? – Morales hỏi – Nó được làm ra như thế nào?

- Như thế nào à?... Nó được sản xuất trong nhà máy. Còn chính xác như thế nào thì tôi không thể nói được. Ở trong các nhà máy có các đường dẫn, dây cáp. Còn có cả các máy phát điện. Mà máy phát điện là cái gì? Con cái chúng ta hẳn cũng nên biết về nó.

- Thế còn anh, Silba, anh là nhân viên văn phòng - Morales tiếp tục – Anh hãy cho chúng tôi biết máy phát điện là gì?

- Đó là các vòng dây, chúng quay và sinh ra điện.

- Chúng còn sinh ra gì nữa?

- Phải chăng điện là còn ít?
- Anh ghi vào đi - Anderson nói.

- Xong rồi - Morales trả lời.

- Còn anh biết gì? – Anderson hỏi Morales.

- Tôi biết cách bốc xếp hàng trên boong tàu, hoặc là xếp vào trong phòng lạnh - Morales trả lời – nhưng ở đây không có tàu có phòng làm lạnh, cả việc khuân vác chúng cũng không.

- Anh không biết gì hơn về những con tàu à? – Anderson hỏi.

- Tất nhiên là biết. Tôi có thể vẽ nó và gọi tên từng bộ phận của con tàu.

- Chẳng hạn, tại sao tàu không bị chìm?

- Tại sao nó không chìm à? Tại vì nó rỗng. Ở chừng mực tôi biết thì ở đây theo một qui luật vật lý.

- Định luật Newton - cựu nhân viên văn phòng giải thích.

- Chính xác, Newton. Anh biết gì về Newton?

- Các anh đợi chút:... Định luật Newton nói về lực vạn vật hấp dẫn. Qui luật này áp dụng cho toàn vũ trụ.

- Chính vì thế tàu không bị chìm?

- Không hẳn. Nó không bị chìm là do một nguyên nhân hoàn toàn khác. Nước không để cho nó chìm.

- Thế còn gì làm nó không chìm nữa?

- Tôi đã nói với các anh rồi. Định luật Newton.

- Thế là chúng ta đã tiếp cận với khoa học thật sự - Morales nói và ghi nhanh lên tấm kính bẩn – Thuyết tương đối là gì?

- Ồ, thuyết tương đối! Điều này liên quan đến Einstein(5) - Silba giải thích - Ông ấy đã khám phá ra nó, tạo nên một bước ngoặt trong vật lý học. Ông ấy nói rằng tất cả chỉ là tương đối.

- Được rồi - Morales nói rồi bỏ tấm kính đã ghi kín sang một bên và cầm lấy tấm khác – Tất cả đều tương đối. Anh có nhớ một công thức nào đó của nó không?

- Không. Đợi đã... tôi nhớ ra rồi. Nó nói rằng vận tốc ánh sáng là 300.000km/phút.

- Anh chắc là trong một phút chứ? Nó có quá nhanh không đấy?

- Không đâu. Tôi nhớ chính xác mà.

- Tuyệt vời. Thế anh biết gì về hình học?

- Định lý của Pythagore - Silba trả lời, con mắt duy nhất của anh bắn ra niềm vui.

- Nó nói về điều gì vậy?

- Đó là phương pháp đo các cạnh của một tam giác. Các anh đợi chút... Pythagore cho rằng... Có lẽ chưa nên ghi vội... bình phương của cạnh huyền bằng bình phương của một cạnh góc vuông.

- Anh có thể giải thích điều này cho tôi không?

- Vâng, các anh nhìn xem. – Silba lấy một con dao, việc này khiến hai người kia lo lắng; nhưng anh ta dùng nó để kẻ trên nền đất cháy bỏng một tam giác vuông. – Các anh thấy chưa? Ở đây có phải là bình phương của cái này - và anh vẽ một hình vuông trên cạnh huyền - thì bằng bình phương cạnh này. Anh lại kẻ thêm hình vuông khác có một cạnh là cạnh góc vuông nhỏ.

- Nhưng chúng không bằng nhau.

- Đấy chỉ là cảm thấy thế khi các anh nhìn, còn theo toán học thì chúng bằng nhau. Vì vậy Pythagore đã phải chứng minh điều này.

Họ cứ tiếp tục cho đến tận cuối ngày, cho đến khi người hói đầu chưa quyết định rằng hôm nay như thế là đủ; sáng hôm sau họ gọi các con của họ lại và dưới cơn mưa không ngớt, trong thế giới đã bị hủy hoại bởi những con người hiểu biết rộng, họ lại bắt đầu truyền đạt những mẩu kiến thức đã được lưu lại trong trí nhớ của riêng họ cho những đứa con dị dạng của mình; chúng nhìn họ bằng những đôi mắt vô hồn và im lặng lắng nghe họ.

- Hai bình phương bằng bốn. Tương tự, tám bình phương bằng mười sáu, còn mười hai bình phương bằng hai tư. Để có được bình phương của một số, hãy nhân số đó với hai...

Đông Tây Kiệu Diệp dịch

(1) Claudius Caesar Nero: hoàng đế La Mã từ năm 54-68 sau Công nguyên
(2) Chúa Jesus
(3) Sparta: một thành phố - quốc gia Hi Lạp cổ, nằm ở phía nam bán đảo Peloponnec. Sau cuộc chiến xảy ra vào thế kỷ 8-6 trước CN Sparta trở thành một quốc gia hùng mạnh
(4) Pirr (319-273 trước CN): sa hoàng của Epir, một nước cổ đại thuộc Bắc Hi Lạp, đã chỉ huy quân của thành Tarenta

Đọc tiếp...
0

Cỏ dại


Cỏ dại
Anh Nga

Có một dạo cả khu phố xôn xao vì thằng Kì điên. Kì có một dáng người rất thể thao mà bất cứ quí ông bụng bia nào cũng thèm muốn. Một khuôn mặt nam tính nhờ ánh mắt đăm đăm nhìn về phía trước. Một bộ râu Nguyễn Cao Kì có thể thách thức sự khéo léo của các nhà tạo râu mốt nhất hiện nay. Mái tóc Kì điên dài, đen nhánh, thẳng đuột, chạm eo một tuần một lần gội bằng sansilk bồ kết.

Kì điên có một đôi chân dài, bắp đùi săn chắc, bước đi thẳng đều. Loại quần áo duy nhất Kì điên mặc khi rét cũng như khi lạnh đó là áo phông đen, quần soóc trắng. Kì khoác chéo chiếc túi vào, từ xa, có người nhầm Kì với một anh sinh viên mĩ thuật hầm hố. Kì bước những bước chân sải dài cứ như kiểu nhằm thẳng quân thù mà bắn. Thoắt cái thấy Kì điên ở Ngã Tư Sở, độp cái đã lại nhìn thấy bóng soóc trắng mạnh mẽ trên vỉa hè phố Huế, kia lại thấy bộ râu Cao Kì ở khu phố cổ. Nhưng thể nào đi chăng nữa thì Kì vẫn về đến nhà, ít khi nào thấy Kì ngủ lang chạ hay vật vờ đâu đó. Nhiều người phải công nhận Kì - nếu không điên thì có thể được coi là chàng trai đẹp. Khối cô khối bà đã nhìn Kì với ánh mắt khác lạ. Nó như vuốt ve bước chân Kì, thầm mơ mộng, chạnh lòng so sánh, thầm tiếc rẻ, tặc lưỡi, thầm rủa mình, tiếc, rồi lại thở dài tự nhủ mà rằng: nó là thằng điên!

Kì điên không câm không điếc nhưng cả ngày chẳng nói một câu. Sống với mẹ và vợ chồng người anh, thỉnh thoảng khi không đi lang thang quanh các phố, Kì vào vườn nhổ hết những loại cây dại nho nhỏ, tìm những bộ rễ cây đập hết đất rồi cho vào mồm nhai một cách ngon lành. Cây nào có rễ to, Kì dùng đũa cả, ngồi tỉ mẩn đào từng tí đất xung quanh gốc cây, có khi bới bằng tay, ngày ngày tháng tháng. Cứ thế cho đến khi đống đất quanh gốc cây trốc ra, Kì lấy đũa cả làm cưa, hùng hục một cách say mê. Vừa cưa, đầu Kì vừa lắc lư. Thằng Tí con của anh cả quả quyết rằng, Kì điên đang hát bài: "Cái đầu ông sư lắc lư...", rồi như tỏ ra hiểu biết quá rõ về ông chú điên, thằng Tí hát, ăn khớp nhịp nhàng với cái đầu Kì đang chao đảo. Bệnh điên của Kì không nguy hiểm, không đập phá, không ảnh hưởng tới ai, không giống thằng Sơn đầu bạc điên tình, chuyên đi rình ôm đàn bà béo tốt xinh đẹp. Thỉnh thoảng, chị dâu lầm bầm: Điên, hay thằng Tí lè lưỡi: chú Kì hâm nặng, Kì chả nói hay phản ứng gì, nhưng mỗi lần nghe tiếng thở dài của mẹ, Kì lại ngây người, buồn bã.

Đêm. Kì ít ngủ. Nhẩn nha như một cái bóng chập chờn. Chị dâu ái ngại mỗi khi thấy Kì nhìn vào buồng ngủ, anh trai Kì bảo: "Ôi dào, trước đây, bố và nó vẫn ngủ chung ở buồng này, bây giờ, bố chết, nó nhớ ấy mà". Chị dâu nguýt, "phải đề phòng, nhỡ chú Kì lên cơn". Anh trai Kì cười, nụ cười méo mó "nó điên, biết gì đâu..."

Anh trai Kì hơn Kì 6 tuổi, người ốm nhom, trông lụ khụ. Đợt đi nghĩa vụ, anh Kì đủ tiêu chuẩn thể lực nhập ngũ nhưng vì bố Kì là thương binh nặng, lại sắp mất, mẹ già, em trai điên nên được miễn. Bố Kì mất để lại cho Kì một sổ tiết kiệm nho nhỏ. Chỉ có mẹ và Kì mới lấy được tiền lãi, Kì thì điên, mẹ thì già, việc lấy lãi hàng tháng đều do chị dâu Kì lĩnh và chi tiêu. Chị dâu tốt nhưng khổ nên hơi cáu bẳn.

Kì không bẩn thỉu, kể cả những lúc lên cơn ăn rễ cây xong Kì cũng tắm rửa sạch sẽ, mặc bộ quần áo hai màu đen trắng, chải lại mái tóc dài óng mượt. Đôi khi Kì tự vuốt ve tóc như một người đàn ông đắm đuối mê mẩn vuốt mái tóc của người yêu. Đôi chân dài chắc khoẻ lại muốn đi, và Kì bước, những bước chân dài, dứt khoát. Có lần, Kì vào công viên khi trời nhập nhoạng. Bóng cây ánh đèn chập chờn thấp thỏm. Mặt hồ đen sẫm loang loáng ánh trăng lưỡi liềm. Gió mơn man làm mái tóc Kì bay bay. Công viên ban tối không có những đứa trẻ như thằng Tí. Mấy lần, những người đàn bà trông xinh hơn chị dâu cứ đụng chạm vào người Kì. Mắt họ ướt, môi đỏ, lả lơi, nhưng Kì cứ điềm nhiên như không, vẫn sải những bước dài vững vàng. Tới cây xà cừ gốc to nhất ở công viên, Kì ngưng bước, ngắm nghía, con mắt ánh lên vẻ thích thú tột độ. Chợt ánh mắt Kì chạm vào một hình khối lụp xụp dưới gốc cây. Thấy lạ Kì ngồi trên ghế đá đối diện ngắm nhìn. Lần đầu tiên trong đời Kì thấy người đàn ông và đàn bà làm tình. Tự dưng Kì thấy tội nghiệp cái gốc cây, Kì lên cơn khùng, xộc đến, giằng hai người ra một cách thô bạo. Mặc cho bọn người hoảng sợ nháo nhào, Kì bới tay quanh gốc cây, đào đào bới bới tuyệt vọng, rồi đi. Khi rửa tay bằng nước hồ, Kì còn ấm ức quay lại nhìn cây xà cừ như đe doạ sẽ chiến đấu với một kẻ vô hình. Từ đó, người ta cảnh giác không cho Kì vào công viên nữa vì sợ gây mất trật tự an ninh hoặc hành hung người khác, dù Kì chưa đánh ai cả .





Có một người đàn bà rất quan tâm đến Kì điên. Người đó không thu hút đàn ông bằng vẻ đẹp lồ lộ mà luôn có vẻ che giấu ngấm ngầm một ngọn lửa rừng rực bên trong. Chồng làm sếp, đi Tây, cặp bồ, liên miên, tiền nhiều, tiêu cũng liên miên. Thôi thì tình yêu bây giờ đào đâu ra, biết chất nhau rồi, may mà bà cũng đẹp, để cho ông sếp có danh có vợ. Ôi dào tình nghĩa thôi, việc ai người đó làm, chồng không chạm vợ, vợ không chạm chồng, thế là đủ. Thú vui trên đời này tìm không thiếu, bỏ ra một tí đô có thể tìm thấy nguồn vui dễ dàng. Chẳng hạn như ông chồng thích trò từ thiện, khi đến thăm trẻ lang thang học nhân đạo bên Đông Anh, nhìn chúng nhận vở, nhận bánh nhận kẹo, những nụ cười, ánh mắt khao khát được bóc gói quà xem từng bìa vở... nhìn nhận ông với một tấm lòng thành kính và tin tưởng. Chúng có biết đâu ông cũng đang nghĩ chả mất bao nhiêu lại được cái tiếng nhân đức, để ghi công xoá nợ lương tâm sau này. Nhìn mấy đứa bệnh đao, tâm thần nhớt dãi hỏi những câu ngớ ngẩn, ông cười tươi, ân cần hồ hởi, gật gù ra chiều ông cháu mình tình ý tình củm với nhau lắm. Lên xe, thoát khỏi không khí tật nguyền, dớ dẩn, ông thở phào nhẹ nhõm. Phải chấp nhận thôi, ngoại giao là vậy. Cứ như hai đứa con chót có với bà ấy, ông móc ngoặc cho đi du học chả mất xu nào. Tống chúng sang châu Âu, sống cho tự do. Đấy, bố tạo điều kiện cho chúng mày, bố không sống thay được chúng mày, ông dạy hai cô bé tiểu thư, cho nên chúng mày liệu liệu cái thân đấy, không có lại bảo bố mẹ kìm kẹp không cho con cái tự do, không cho con cơ hội phát triển. Hai cô bé đỏng đảnh nguýt bố. Đuôi mắt đa tình vén cong. Làn môi mịn sung sướng. Đúng là tiểu thư, cười tiểu thư, hờn dỗi có kiểu, lườm có kiểu, giận có kiểu. Mà kiểu gì cũng sang trọng, cũng duyên lạ thường. Kiểu duyên có lí có tình. Còn bà ấy, một ngày nên nghĩa vợ chồng, ngủ với nhau có hai mặt con rồi, sao chưa bao giờ yêu được nhỉ? Nhiều đêm, khi ngắm cô nhân tình, ông ngẫm nghĩ: Thế này có phải là yêu không? Nếu không tiền cho em khi chia tay, không tiền cho em đổi điện thoại siêu hiện đại, siêu nhẹ, thì mình còn là anh, còn là người yêu thanh niên tính của em ơi nữa không? Hay yêu nó khác? Nó thế nào nhỉ? Vài năm nữa, liệu mình còn có cơ hội biết yêu là gì không? Mà thôi, kệ. Quên đi, việc gì phải nghĩ ngợi nhiều cho nó hao người. Mình đang trên chiếc giường êm ái với một con đàn bà thơm tho với những câu yêu mật ngọt và nó nói nó yêu mình. Hôm nay nó yêu mình, mai thế nào tính sau, thế chưa đủ sao? Ông cười trong bóng đêm, mãn nguyện.

Người đàn bà cười trong đêm, khi nhìn xuống mảnh vườn nhỏ nhà kế bên. Nơi ấy, Kì mải miết đào. Mặc cho những ngón tay sưng, mặc cho cho chiếc đũa cả gãy làm đôi, mai chị dâu lại mắng Kì, lại sưng cái mặt kêu giời ở đâu chẳng xuống mà xem thằng điên nó hành cái đũa cả. Kì cười, hàm răng không hút thuốc bao giờ nhe ra, vô tư trong màn đêm. Cái đầu chợt lắc lư theo điệu nhạc đầu ông sư.

Gió về. Không hiểu loại gió gì mang theo những cung bậc trạng thái, kích thích con người, những người đang hứng cơn gió cô đơn, cơn gió tình, cơn gió biết đi tìm tình... Bộ quần áo trên người đàn bà khẽ lay động, lụa xịn nên mát, nhưng không thoa dịu sự đụng chạm nhè nhẹ của tự nhiên mà càng làm người mặc nôn nao, khao khát cái gì đó không thể kìm nén mãi. Ban công trồng ít nhài. Thứ hoa đĩ, hoa tình, nở trong đêm, trắng muốt, thơm nhức mũi. Bà nhớ ngày xưa, khi còn ngây thơ chưa biết thói lọc lừa của đàn ông là gì, khi bà còn được người mẹ dạy dỗ hãy cảnh giác với đàn ông, bà đã tránh được sự "lợi dụng" của một thằng con trai bằng tuổi. Đấy là hồi xưa, mẹ nói vậy. Giờ, ngần này tuổi, nghĩ về những ngày ấy, thật ngây thơ, có gì đâu. Mày cho tao thơm một cái, tao cho mày một bông. Một nụ hôn, đổi lấy một bông hoa nhài xinh đẹp. Chả mất gì. Cô bé ngày xưa đồng ý đổi, và nụ hôn đầu đời nhẽ ra phải được tính từ dạo ấy, nếu không có chuyện mẹ cô bé tình cờ bắt gặp, và nụ hôn không thành. Mẹ đánh, khuôn mặt sớm từng trải chua chát: Mày lấy hoa nhài làm gì hả con kia? Cô bé gào lên: Con thích hoa nhài. Mẹ hầm hầm: Tao cấm mày! Thứ nhất, không được mang hoa nhài cắm lên bàn thờ, đấy không phải chỗ trưng cái thứ hoa đĩ ấy. Cấm, tuyệt đối. Thứ hai: không được ngu ngốc thế này. Ai lại trao đổi cái kiểu mất dạy như thế. Tuyệt đối! Rõ chưa? Tuyệt đối! Người đàn bà nhắc lại, mỉm cười. Mẹ giờ thế nào? Dưới lòng đất sâu? Con biết, mẹ muốn tốt cho con. Có số rồi, mẹ à. Mẹ muốn con không được ngu ngốc, trong khi thiên hạ thường bảo ngu si được hưởng thái bình. Con muốn im lìm mà hưởng thái bình. Có được đâu. Con không ngu ngốc nữa. Con thèm hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Hay như anh điên kia. Liệu đó là người duy nhất bây giờ đang hưởng thụ hạnh phúc, thứ hạnh phúc mà chính anh ta cũng phải tìm kiếm, phải tạo nên? Bây giờ, khác trước rồi. Thế hệ là quá xa, chỉ cần nói đến từng tháng, từng năm, từng ngày... tất cả... Cần gì biết yêu, con kiếm được người chồng không cần yêu để chiều mẹ, để trả nợ cho mẹ, những món tiền vay trong những lần buôn chuyến thất bại. Bạn hàng của mẹ lánh xa, than nghèo, túng bấn, phủ đầu khi mẹ chưa kịp mở mồm van xin. Con đánh đổi đời, thế có phải là ngu ngốc không mẹ? Một nụ hôn đổi lấy một bông hoa, một tấm thân đổi lấy tiền. Trao đi đổi lại - là quy luật tất yếu phải không? Chẳng ai cho ai không cái gì bao giờ? Phải không? Người đàn bà như muốn hất tung những ý nghĩ đang quẩn quanh. Làm gì thế này? Mày, giờ cũng tử tế gì cho cam. Nhìn đốm thuốc lập loè, chợt nhớ những ngày đầu làm vợ. Biết làm sao khi bà chấp nhận, làm đúng phận sự đã là vợ phải chiều chồng. Đàn bà ai chả muốn người mình gắn bó sẽ yêu thương nhau suốt cả cuộc đời, mong ước nương tựa trên đôi vai cứng rắn, mong người ta chia sẻ bao dung. Ước thế, nhưng làm gì có nhiều những ngày tháng vui? Đêm tân hôn, người con gái hồi hộp dâng hiến, chứng tỏ tiết trinh, thứ gia tài duy nhất người mẹ ban và giữ để đêm nay cô mang ra đánh bài đổi lấy một con đường tìm hạnh phúc... Rồi ảo ảnh, rồi nát tan khi nhìn ánh mắt khinh khi của chồng. Thề thốt à? Thôi, đừng cho tôi đổ vỏ nữa. Đoan trang à? Tôi ỉa vào cái tiết trinh của cô. Tôi không ngờ. Mẹ con cô lừa tôi. Mặc cho nước mắt, mặc cho những lời thanh minh chưa từng đụng chạm quan hệ với ai khác của cô, người đàn ông phũ phàng bỏ đi. Thế là hết, nhục nhã. Tại sao? Tại sao lại không có? Tôi bị làm sao? Đâu? Cô nhìn như muốn xé nát tấm khăn trắng muốt kia. Đổi cái gì? Lấy cái gì? Tôi mong muốn người tôi chấp nhận lấy sẽ là niềm vui, là hạnh phúc của tôi, tôi muốn sống tử tế. Làm sao cô biết được người chồng cưới cô về vì nghĩ rằng một người con gái nhà lành trong trắng nhường kia ắt hẳn sẽ không bao giờ lừa dối ông ta, không bao giờ dám phản lại một con người luôn luôn nhận được sự may mắn trời cho.

Nước mắt không còn chảy trên má người đàn bà. Ngoài kia, những bộn bề của ngày tạm yên, im lìm trong tiếng thở thời gian. Đêm. Lại đêm. Đời là những ngày đen như đêm vậy thôi. Hay là cứ điên như người kia, để quên hết, để dìm đi, để không phải đi tìm nữa những khát khao thúc giục?

30% người phụ nữ không ra máu trong đêm tân hôn và điều đó không thể chứng tỏ cô ta đã có quan hệ tình dục. Sau này, người đàn bà mới đọc được điều đó trên báo chí. Chả để làm gì nữa. Dù sao, tình yêu không thể là dâng hiến, được dâng hiến, tiết trinh, trong trắng... những thứ ấy, đáng gì, nếu không hiểu nhau, không cảm thông, không tha thứ? Và tội lỗi duy nhất của cô là không ra máu trong đêm tân hôn, làm cho ông chồng nổi giận vì cho là mình bị xúc phạm.

Hai đứa con gái ra đời cách nhau chưa đầy năm kia, là kết quả trong những lần hiếm hoi quan hệ với nhau. Lúc đấy, là thế nào nhỉ? Người đàn bà châm tiếp một điếu thuốc.

Dưới vườn. Kì nằm. Mặt hướng về phía buồng ngủ của anh trai, tay cầm một vật gì đó. Kì ít ngủ, nhưng giấc ngủ hay mơ. Kì cười, Kì khóc, lúng búng, huơ chân huơ tay một chập rồi tỉnh, thức đến sáng. Nhà Kì chẳng bao giờ khoá cửa, có lẽ vì Kì hay thức. Kì lôi chiếc lược của mẹ ra chải tóc, chẳng hề biết có một người đang nhìn Kì. Con người đẹp thế kia, lành mạnh, không bệnh hoạn như những người mình đã gặp. Anh ta không phải lo lắng sống như thế nào. Cần gì phải bon chen, chẳng cần để ý xem người đời dòm ngó cuời chê gì. Tiếng thở dài tiếc nuối. Lại một đêm không ngủ. Triền miên, thức cũng nghĩ, cứ nằm lại nghĩ, tại cafe, tại gì?

Lần ấy, cô vợ trẻ vì không cam chịu ý nghĩ tại sao mình có chồng lại bị hờ hững cũng như không, cô tìm mọi cách chiều chuộng, hết mình để chồng thương yêu quay lại, và bỏ ý nghĩ con người cô gian dối. Hôm đó, ông sếp say rượu, chẳng nhớ gì nữa... Chỉ biết sáng hôm sau, ông lạ lẫm thấy mình nằm chung với vợ. Rồi ông tặc lưỡi, nó là vợ mình, lại đẹp, không thể phí được. Cô gái non tơ, khốn thay cái của ấy, một lần rồi lại thích lần sau, cô khao khát chờ đêm xuống, mong một đứa con sẽ nối dây tơ nguyệt bền thắm. Một đứa, một đứa gái nữa. Hai cô con gái xinh xắn, thơm từ đầu đến chân, rõ là con nhà giàu. Lúc này, tình phai càng phai hơn, tình nhạt nhẽo. Cô chán. Chán tất cả. Hai đứa con tự do, chúng đã lớn. Ham muốn còn nhiều, nhưng không phải với người đàn ông xa lạ kia, người được gọi là chồng kia. Cô hiểu rồi, mình không phải là thứ đồ vất đi, nín nhịn nhiều rồi khéo phát điên...

- Nếu anh đồng ý, chúng ta sẽ li dị?

- Tôi tóm lại một câu duy nhất thế này, miễn bàn cãi: Không li dị, chỉ li thân, ok?

Vậy là văn bản miệng đã thoả thuận. Mọi việc thế là đã rõ.

- Không ai xâm phạm đến ai, nể nhau tí chút, miễn đừng mang bồ bịch về nhà, đừng làm ảnh hưởng đến thanh danh của tôi, là chết đói, cô hiểu chưa?

- Tôi hiểu! - Người vợ nhếch mép.

Tự do.

Mình là người tự do. Một bữa cơm thịnh soạn cho cả nhà để mừng tự do.

Ngày trôi. Tự do đã thấy, nhưng tìm đâu ra một tình yêu ở cái tuổi 38? Giàu, mệnh phụ phu nhân, nhiều tiền, lắm của, thèm gì nữa? Khuôn mặt này, những nếp nhăn mờ mờ của bao đêm mất ngủ? Tai tiếng? Ăn vụng phải biết chùi mép? Cứ sống cái đã!

Đêm tàn. Người đàn bà mệt mỏi, Kì điên đã chải xong tóc, tiếng ồn bắt đầu vang lên trong bình minh. Kì bắt đầu những chuyến đi. Người đàn bà quay vào buồng mang theo nỗi buồn nặng trĩu. Ngày làm đêm, đêm làm ngày...

Kì mải miết đi trên phố. Đôi chân dài bước thẳng tắp. Đêm qua Kì mơ thấy có mấy cái cây trong ngõ Nhà Thờ. Con đường đó Kì chả lạ, ngày còn nhỏ, mẹ hay cho Kì chơi ở đó, còn mẹ vào dọn dẹp cho người chủ nhà. Kì không phá, Kì chỉ đi tìm cây dại, nhưng loại cây như cỏ, thân mảnh, mong manh, Kì giúp chúng chui vào bụng, cho nó sống chung với Kì, tất cả phải sum họp một nhà, như bố Kì muốn thế. Từ từ, tao chưa cho chúng mày vào mồm ngay đâu, tao cho vào cái bị cói này, phải rửa sạch chứ. Hôm nọ, tao thấy có thằng đứng phun nước từ trong người xuống đất, nơi chúng mày sống, có xót không? Vào đây, an toàn nhất, không sợ ai hại, không sợ con vật nào vùi dập, không phải tranh nhau uống sương nữa. Tao lo hết. Lòng Kì phơi phới. Tóc Kì bay bay. Trông Kì đầy sức sống. Khéo có người lại tưởng Kì đang yêu! Kì chả nghe thấy tiếng xì xồ trêu trọc của bọn trẻ: Chúng mày ơi, Kì điên đi như biểu diễn người mẫu kìa...

Về đến nhà. Kì mặc kệ chị dâu đang hớt ha hớt hải đi tìm cái đũa cả. Những ngày vui nhất của chị dâu, có lẽ là ngày lĩnh tiền lãi tiết kiệm. Kì ngồi cạnh mẹ, không còn âu yếm giụi đầu vào vai mẹ nữa. Kì lớn rồi, mẹ còn muốn về quê tìm vợ cho Kì nữa. Mẹ hỏi gì Kì chỉ gật gật, lắc lắc, làm mẹ chán, mẹ thở dài. Mẹ vuốt tóc Kì. Kì chớp mắt. Không ổn rồi, Kì phải xem cái lũ cây dại trong túi cói ra sao. Cho chúng mày vào bụng... Mẹ Kì lầm bẩm một mình: Nó lại lên cơn rồi... người như mày hiền lành, đẹp trai chứ có xấu gì đâu, bây giờ con gái ế đầy, về quê thiếu gì đứa, có khi lấy vợ lại hết điên đấy con ạ...

Chiều. Hoàng hôn mùa này đẹp nao lòng. Những ráng đỏ, hồng, tím cùng màu chiều có thể làm cho bao nhà thơ tức cảnh sinh tình. Bâng quơ nhưng sao như cố dội về, cho người ngắm hoàng hôn chợt thấy thời gian đang trình diễn vẻ đẹp lúc xế tà. Thời buổi mốt nhân tình, mốt bồ bịch... Giá mà được ngắm cảnh bên người đàn ông của đời mình thì hạnh phúc biết bao. Nhưng hạnh phúc đâu phải tự có nếu không tìm kiếm? Hai cô con gái đã lên đường đi Pháp. Vậy là lại chẳng còn ai để mà quan tâm, mà lấy cái đó làm lẽ sống. Đau lòng hơn khi bắt gặp nụ cười mỉa mai của ông chồng: vậy là bà rảnh nợ nhé, tôi tạo tự do cho bà đấy. Rồi đến lúc cũng phải học cho mình một cách sống khác, phải thử thì mới biết được, phải dấn thân, phải chấp nhận, dù thế nào đi nữa cũng là sống, không chết được, nghĩ vậy và làm. Người đàn bà cô đơn càng có cảm giác cả thế giới này lãng quên mình. Những chiều dạo quanh hồ, những con phố quen bước chân đi lặng lẽ. Đôi khi bọn đàn ông loáng quáng vài câu đi không em, sao buồn thế nhỉ?Chồng chê à?... Mặc cho những lời dèm pha, từng bước chân không cần định hướng. Bao lần ngắm mình trong gương, tự nhủ không thể sống mãi thế này, thế kia, phải thế này, thế kia... Rồi tự coi khinh sao mình lại hèn thế? Đời còn bao điều cần quan tâm hơn những nỗi buồn nhạt nhẽo. Không ai liều lĩnh tìm đến một con người khép kín dưới vỏ bọc của một bà vợ sếp đoan trang giàu có. Rồi con tim như tan chảy khi ngày qua ngày, đêm qua đêm, cuộc đời không có gì mới...

Kì ngồi nghỉ bên ghế đá. Đôi chân tưởng như không biết mệt mỏi đã bắt Kì dừng lại. Kì ngây ngây nhìn hồ nước. Trong hồ cũng có sóng. Lăn tăn, gợn nhẹ. Kì có cảm giác như được những làn sóng ấy mơn trớn. Bên kia, người đàn bà lặng lẽ ngắm Kì. Lạ thật, tại sao ta lại cứ quan tâm đến anh ta nhỉ? Có lẽ anh là một người sung sướng vì không biết đau khổ là gì hết. Việc gì phải sợ ai? Ai chấp người điên? Con mắt lướt qua bụng chân thon chắc nịch của Kì. Anh ta là một người tử tế, ít ra là vì anh ta không hại ai, không núp trong vỏ bọc dối lừa. Người đàn bà nghĩ. Chợt hai ánh mắt gặp nhau. Mặt Kì dài dại. Kì nhìn chăm chăm vào bộ ngực đầy đặn đang phập phồng như hồi hộp. Kì vẫn nhìn, rồi Kì từ từ tiến đến, đôi tay giơ ra như muốn tóm lấy vật gì đó. Hôm nay, đoạn đường quanh hồ vắng, không có ai ngoài hai người. Người đàn bà hơi sợ, rồi như tin tưởng một cách dũng cảm, lặng ngắm bàn tay Kì đang xoa lên ngực của mình. Thì ra, người đàn bà mặc một chiếc áo có in hình những ngọn cỏ xanh nõn cong cong. Kì thèm những cây dại đó, người đàn bà im lặng, tận hưởng sự đụng chạm thể xác tình cờ. Cảm giác an lành như bên một đứa trẻ ngoan ngoãn. Kì nhìn tay, lạ lẫm, rồi chợt bỏ đi. Tiếng thở dài hắt hiu như đuổi theo cái bóng khoẻ mạnh của Kì. Chiều tàn. Chuẩn bị một đêm dài nữa bắt đầu.

Kì là đàn ông, không phải là gỗ đá, trông cái đầu đơn sơ bé nhỏ, tưởng như chỉ nạp những hình dáng cây cỏ, chỉ nạp những bộ rễ cây lằng ngoằng, nay nạp thêm bộ mặt hiền lành của một người đàn bà, người có nhiều cây rất hấp dẫn với Kì.





Tin đồn Kì có người yêu, hay đúng hơn là có bồ, hình như là một bà nạ dòng nào đó chết mê chết mệt Kì điên. Thật là hết khôn lại dồn ra dại... chắc con mẹ đấy nó thế nào đó thì mới đi cả với thằng điên chứ? Đấy, đến thằng điên mà còn không tha, thằng điên mà còn có bồ, nữa là bọn thanh niên trai tráng, chả lẽ chúng mày kém cả thằng điên à? Ngoài hàng nước, ngoài bể nước, ngoài hàng quà, tin đồn cứ thế lan truyền....

Ông Tráng, thợ tỉa râu chuyên nghiệp cho Kì lấy tiền tháng dứ dứ con dao: tao không ngờ đấy, mày có bồ thật à? Đâu rồi? Xinh không? Tẩm ngẩm tầm ngầm mà số đỏ thế... Kì ngơ ngác, chả cần thanh minh, ai nói người đấy nghe. Vả lại việc đó không nằm trong những mối quan tâm của Kì. Chị dâu đi qua nhìn thấy Kì đang nằm ngửa trên ghế ông Tráng, chị bảo đã nghèo lại còn hoang, mẹ chiều lắm vào. Râu với chả dê, ông cứ cạo phắt đi cho tôi nhờ. Ông Tráng lẵc đầu không được, tôi đã công phu lắm với bộ râu của nó rồi, hơi bị sành điệu đấy, cô có phải mất tiền đâu mà lắm mồm thế nhỉ?Đúng là đàn bà... Ông vỗ vào má Kì cười hề hề bảo yên tâm đi tao làm đẹp cho chú mày rẻ như bèo, để chú mày còn đi với bồ nữa chứ nhỉ?... Vừa lúc, ngưòi đàn bà phóng xe máy qua, đôi mắt trìu mến nhìn Kì như đã hiểu nhau từ lâu rồi.

Người đàn bà làm sao quên được cái đêm hôm ấy. Khuya lắm rồi. Mảnh trăng bé tí ti, quắt queo lấp ló dưới đám mây không đủ sức soi rọi láng ướt trên vườn. Kì vẫn mải mê với những đám cây mãi mới biết có người đến sau lưng. Người đàn bà hiền lành gật đầu thân thiện, trên người, chiếc váy ngủ in hình toàn cây cỏ. Kì như bị thôi miên theo người đàn bà đi một quãng đường vòng đến nhà, cánh cổng mở sẵn, ngôi nhà có ban công nhìn ra vườn của nhà Kì. Hai người cứ lặng lẽ ngắm nhìn nhau...

Bây giờ, ít nhất có hai người mong chờ màn đêm buông xuống, Kì lại được nhìn thấy mặt người đàn bà có nhiều cây cỏ trên người, Kì lại được nâng niu, chiều chuộng. Người đó dạy Kì nói, rửa mặt cho Kì, kể cho Kì nghe, người đó không giống mẹ, người đó thương Kì. Trong con người Kì, một thứ tình cảm được đánh thức. Kì không còn ăn cây nữa, chỉ nựng những ngọn cỏ xanh hiền lành. Cả hai đều có cảm giác an toàn khi ở bên nhau, cứ như bây giờ, người đàn bà chỉ mong được gần gũi, chỉ bảo Kì. Nguời đàn bà không hề lo lắng như những ngày nào phải giữ gìn uy tín thanh danh cho chồng. Hạnh phúc có phải là khi cảm thấy mình sống có ích, sống không vô dụng, sống vì mọi người, và quan trọng hơn, sống trong sự thanh thản? Làm sao tôi có thể để tuột khỏi hạnh phúc của tôi được. Tôi không đòi hỏi, tôi không cần cái gì đó xa vời. Trước mắt tôi là bản tính nguyên sơ của một con người, và tôi thích, tôi yêu, tôi cảm thấy bình yên. Tôi sống!

Rồi cứ vậy, Kì đến như bản năng, như những con phố thân quen đi không bao giờ lạc. Không ai đòi hỏi ai cái gì. Tất cả là tự nhiên, tự nhiên như những ngọn cỏ dại... Mái tóc Kì được vuốt ve, Kì nghe những lời thủ thỉ bên tai, cái đó không nguy hại, cái đó hay, cái đó ru Kì ngủ.... và người kia, chừng như thích nói, cứ nói mãi, chả biết Kì đã ngủ, đầu nghẹo trên đùi người đó....

Đêm trôi nhanh.





Nhà tôi ở gần ngõ nhà Kì, mỗi lần thấy Kì điên đi qua, mọi người lại nhìn, lại bảo nhau, Kì đi dạo phố về rồi đấy. Kì cười, bẽn lẽn. Nghe nói Kì và người đàn bà đó đã sống với nhau, Kì đã bớt điên, chịu khó nói hơn trước. Chồng người đàn bà kia cũng đã cưới vợ khác. Bao nhiêu lời dèm pha vẫn còn nhưng sự đời cứ chấp mãi những lời nói nhẫn tâm vô tình ấy thì có lẽ cả thiên hạ này chẳng ai thiết sống nữa. Kì vẫn thích đi trên phố, chỉ ít hơn trước, mái tóc đã cắt ngắn, Kì sắp được làm bố mà. Kì thích áp tai vào bụng vợ, lắng nghe mầm sống nói gì với Kì. Vợ Kì xinh và trẻ hơn trước, chị tích cực ra vườn, trồng thêm những cây hoa rực rỡ, và tất nhiên, có cả những khóm hoa nhài, lặng lẽ toả hương trong đêm. Chị dâu đã bớt khó tính hơn, ý chừng hợp với cô em dâu nhiều tuổi lắm quần áo đẹp chả mặc đến. Thôi thì chị cứ lấy mà dùng... Bà mẹ sung sướng sau nhiều lần khóc lóc, chả hiểu con đĩ ấy có gì mà đến con bà điên nó cũng không tha. Bây giờ bà đã hiểu rồi, bà cười bảo chúng nó yêu thương nhau thật lòng, mà con dâu tôi nó còn chữa được bệnh cho chồng nó, thế là nhất rồi...

Thỉnh thoảng, vợ Kì lại đến khám thai ở phòng mạch tư của tôi. Người đàn bà không còn những nét ưu tư trên khoé mắt như thuở nào. Niềm vui chăm chút cho đứa con sắp ra đời, trồng cây, trị bệnh cho chồng làm cho chị thêm bận rộn.

Đến bây giờ, ngày lại là ngày, đêm lại là đêm, khi mọi người đã tạm thời tìm thấy hạnh phúc, cho dù phải đi tìm kiếm nhọc nhằn trong đau khổ, thứ hạnh phúc ấy chắc sẽ được nâng niu giữ gìn, không gì có thể đánh đổi được.

Hà Nội 3/2003

Đọc tiếp...
0

Chiều Sương


Chiều sương
Bùi Hiển

Vào một chiều trung tuần tháng giêng, chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng. Chàng đi không mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả lắng tự vòm trời trắng hơi biêng biếc như giát bạc, cái êm ả của những cuối ngày thôn dã. Chàng đi và nghĩ đến trăm điều vu vơ, những ý nghĩ thoáng qua trong trí rồi vỗ cánh bay đi, như những con bướm đa tình vội hôn đóa hoa này để đến với hoa kia.

Chàng đi lơ đãng, đến nỗi sương tỏa xuống mù trời từ bao giờ mà chàng không biết. Sương bạc đã tỏa rất nhanh, một cách bất ngờ. Thấy ẩm lạnh trên đầu và có hơi nước đọng trên mi, chàng mới ngơ ngác nhìn lên.

Cảnh vật, như dưới một đũa tiên mầu nhiệm, đã tan biến trong giây phút. Chỉ còn trơ lại quanh mình những nét thâm thâm của vài nhánh cây khẳng khiu và những vuông xám mờ của các túp tranh. Những bụi xương rồng và râm bụt chạy hai bên đường đẫm sương, óng ánh, xanh tươi lại. Vài mạng nhện mắc giữa hai cành yếu, trắng toát như dệt bằng những sợi tơ bạc li ti.

Trời không lạnh lắm, nhưng hơi sương ngấm vào mình; chàng trai lẳng lặng trong tâm hồn buồn, cái buồn tê tái và mang mang, cái buồn ôm trùm, như kết bằng những sầu thảm nào mơ hồ và đã xa xôi lắm, tưởng tượng hay là thực, chàng cũng không biết nữa. Hơi ẩm đọng trên mi, chàng tưởng nước mắt rưng rưng.

Chàng đi lang thang, mặc hồn lang thang... Sương bay từng luồng, hạt sương bám khẽ vào da mặt như một làn phấn bụi.

Những tiếng người trao đổi trong sương, như gần như xa, lãng đãng. Ngoài sông mờ, bóng một chiếc thuyền chài sửa soạn ra khơi: sương mù đã tới báo mùa cá thu. Chàng rẽ vào nhà một ông bạn già. Chàng thấy lão đang ngồi xổm đan lưới, hai chân co trước ngực, mình quàng trong một manh chiếu vuông buộc túm một đầu để khoanh lấy cổ, thứ áo tơi và áo rét của dân chài.

Chàng chào, và lão Nhiệm Bình với dáng điệu giản dị của những người chất phác, vỗ vai người bạn nhỏ, bảo ngồi trên phản. Chàng hỏi:

- Cố (1) không đi biển à?

- Không, chú ạ. Già rồi, không năng đi được nữa.

- Cố kể chuyện đi chài nghe đi.

Chàng nói thế bằng cái giọng nũng nịu của đứa cháu vòi bà. Chàng thường đến đánh bạn với lão chài, và ông lão, đối với chàng trai mới lớn, có một tình yêu thương che chở, tốt quá mức đến cưng chiều, như tình yêu thương mà tất cả những người già đùm bọc trẻ con. Lão cười đáp:

- Còn chuyện gì mà kể nữa! Chú nghe hết cả chuyện của tôi rồi.

- Không... Cố phải kể đi... à, cố kể chuyện ma đi. Cố đi chài có bao giờ gặp ma không?

Lão Nhiệm Bình có một nụ cười hồn hậu nhuốm vẻ độ lượng của kẻ không biết từ chối bao giờ.

- Chuyện ma à? Tôi cũng ít khi thấy ma lắm... Có vài lần thuyền neo ngoài khơi, tôi ngồi câu đêm, thấy giằng mạnh ở câu, vội kéo lên. ái chà, sao nặng khiếp. Mà lạ, chỉ thấy nặng thôi, như có tảng đá trì giữ lại, chứ không thấy giật giật vùng vẫy như con cá to. Tôi nghĩ thầm: khéo lại cái nố ta (2) rồi, hắn muốn trêu mình đây... Quả nhiên! Tôi vừa kéo câu lên khỏi mặt nước, thấy hắn xòa một cái, xanh lè cả nước biển, mình hết hồn. Nhìn lưỡi câu, con mực mồi vẫn còn nguyên.

Đó, tôi chỉ gặp vài lần như vậy thôi. Đêm khuya lạnh lẽo, vắng vẻ, chắc cụ buồn tình, bày chuyện phá mình tí cho vui.

Có người họ kể, đêm ở ngoài khơi, trời êm biển lặng, mọi người đang neo ngủ, thấy các chú bơi lù lù rồi trèo lên ngồi dăng dăng hai bên mạn thuyền; họ nói: "Thôi mà, anh em mình cả, trêu nhau làm gì?", thế là cả bọn nhảy sùm xuống, bơi đi.

Mồ ma ông cụ Bình khi xưa, dạn khiếp. Nửa đêm ông ta đi lưới về, qua dưới cây đa trước miếu, một bầy hắn bíu lấy tay. Không thấy người đâu, nhưng nghe tiếng hắn léo nhéo xin cá. Ông ta đáp: "Chà, xin với xỏ, được mấy con cá về cho vợ con đây!". Thấy nhẹ trong rổ, sờ vô thì cá đã biến mất. Ông ta nạt: "Đồ quỷ, cứ nghịch thôi!". Thế là tiếng cười bật lên ríu rít, hồi sau lại thấy nặng rổ.

Lão chài kể như vậy, giọng bình thường như nói chuyện người dương gian (3), tay vẫn thoăn thoắt đưa que đan qua mắt lưới. Chàng trai khẽ rùng mình thích thú. Chàng vốn không tin ma quỷ; chắc chắn đó chỉ là điều huyễn tưởng (4), nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trạng nào đó; nhưng có thể nào không tin ở cái giọng kể từ tốn hiền hòa của ông lão! Trong ý nghĩ lão chài, chàng đoán, âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít. Mấy chú ma, hồn của những người dân chài đã bỏ mình trong bão tố, trở về ngồi lặng lẽ trên mạn thuyền, chắc hẳn chỉ để tìm lại chút hơi ấm cuộc đời, vì cảm thấy lòng biển quá mênh mông, lạnh lẽo. Và tuy đã tìm thấy cái chết trong tai ương (5), bi thảm và dữ dội, không phải bao giờ hồn họ cũng ngậm giữ oán hờn; họ còn biết nghịch ngợm đùa trêu người sống, và chàng trai tưởng nghe, vẳng từ sương mù dày đặc, tiếng cười giòn ríu rít của những cái bóng vô hình cạnh cây đa già miếu cổ...

- Có bao giờ người ta thấy một cái thuyền ma, hay cả một đoàn thuyền ma không, cố?

Chàng trai lại cất tiếng hỏi.

- Thuyền ma à?... à... có một lần, đã lâu lắm, chính mắt tôi thấy. Hồi ấy tôi còn trẻ lắm, tôi còn đi trai dưới thuyền mồ ma (6) ông Phó Nhụy... ờ cũng trời sương mù mịt như thế này, thuyền thì vừa tháo tố xong, thoát nạn chết này lại đâm liền vô nạn chết khác.

Bữa đó thuyền ra lạch...

*
* *

Sáng hôm ấy, một buổi sáng thanh quang. Bình minh giát ánh vàng trên những dải mây bông thoáng nhẹ. Các bác chài tay đưa chèo theo nhịp đều đặn, ngước nhìn trời, lòng không ý nghĩ, không lo lắng. Nhưng khi thuyền chạy ngang nhà Thương chính, một chiếc xuồng do hai đứa con nít chèo bỗng lướt ngang trước mũi. Mọi người chửi rủa chúng ầm ĩ; dân chài rất kiêng bị "ngáng đường" như thế, và ông lái hơi nhăn trán lại.

Ra khỏi lạch (7), thuyền kéo buồm bắt cơn gió tây nam chạy thẳng ra khơi. Chiếc thuyền, dáng hơi nặng nề, lừ đừ tiến, hai mắt tròn trân trân nhìn về trước. Khi một ngọn sóng kéo đến, nó chồm dậy rồi đâm chúi xuống, làm tung tóe một làn nước bạc xóa. Càng xa bờ, sóng càng bớt mạnh, chỉ còn là những cái lượn, lưng cong và rộng, kéo lừ đừ nhưng hùng cường. Những mảnh nước lớn thốc vào dưới mũi thuyền khiến bọt trắng tóe, rồi tự rẽ đôi chảy róc rách hai bên mạn. Các bác chài đã gác chèo ngồi bện dây neo, quai chèo hay tán chuyện, có vẻ không biết đến sự nhồi lắc của sóng.

Gió lên lồng lộng, thuyền chạy phăng phăng, để lại sau một vạch phẳng lì, vì nước đã bị khối nặng của thuyền dàn ra. Nhưng chẳng bao lâu, những làn sóng lô nhô hai bên mép tiến vào và xóa mất vạch phẳng.

Càng xa bờ, gió càng mạnh, như dậy từ bốn phương của khoảng rộng. Nắng vàng và gay gắt thêm. Khi mặt trời đứng bóng, biển biếc ngả sang mầu lục.

Ông Phó Nhụy, nhà nghề và chạy lái, ra lệnh bỏ neo (8). Đoạn người ta tháo dây neo cho thuyền trôi tới gần chỗ đã thả bóng hôm trước. Bóng là một cái lồng tròn lớn và đan thưa, thả lưng chừng nước, trong có lót lá tre làm chỗ êm mát rủ cá lội vào. Cạnh bóng, người ta cột vài ba cây gầy, một loại tre vầu. Cá tìm thấy ở đó một nơi nghỉ tới nhóng xung quanh, có khi hàng đàn lớn.

Hai bác chài, lặng lẽ và nhanh nhẹn, ngồi đầu mũi thả lưới, trong khi thuyền, dưới mái chèo, nhẹ tiến tới. Sau một lát chờ đợi, thuyền lùi lại và hai bác, có thêm người trợ lực, kéo dần lưới lên. Những con cá mắc đầu vào mắt lưới, giãy đành đạch làm lóe những ánh bạc biêng biếc. Vài con cá nhỏ nhảy lanh tanh trong đám rong rêu lẫn những hạt tròn nhớt và trong, mà người ta gọi là trứng nước. Bình hồi ấy còn là một chú trai quèn, túm từng mảng lưới hất mạnh cho cá bật vào rổ rồi đổ dần cá xuống khoang. Từ khoang bốc lên một mùi tanh mặn và man mác, mùi của biển cả. Những con cá trích, cá đốm, lẫn cá thu, cá hồng, mắt tròn mở trân trân, há miệng méo xệu một cách tuyệt vọng cố hớp không khí, trong tiếng lách tách của vây cứng.

Thuyền nặng dần, đè ép sức lắc nhồi của sóng. Chú Trai đã đi thổi cơm. Xế trưa, thuyền nghỉ để dùng bữa. Trên mâm gỗ, lỏn thỏn hai bát cá đầy và một bát muối; cạnh mâm, một rá cơm và một xanh canh cá. Cơm xới trong bát đầy có ngọn, các bác chài và rất nhanh như chèo đua cho chóng xong bữa. Chợt một bác kêu:

- Nhìn kìa!

Và chỉ ra phía bên trái, chỗ mặt nước lăn tăn báo có đàn cá đi qua. Mọi người vội vàng bỏ đũa, kẻ chạy đến chèo, kẻ chạy đến lưới.

Họ mê mải trong công việc trong khi trời đã ngả về chiều. Mặt trời, lúc còn ba con sào, bỗng khuất sau đám mây. Bác Hoe Trăn nhìn lên và kêu:

- Coi kìa! Trời đổ ráng ngoài.

Mọi người nhìn theo, lo ngại. Ông nhà nghề, hơi rụt đầu trong cổ béo, quay ngó xung quanh, cũng kêu theo:

- Sắp có tố (9) đến nơi!

Họ vừa nhận thấy điềm báo không thể lầm lẫn. Trời đã đột ngột đổ ráng ba phương đỏ rực: ráng ngoài, nơi chân trời, và phía trong bờ, hai ráng Lò (Cửa Lò), ráng Cương (Cương Gián). Mặt các bác chài đỏ cháy lên trong ánh phản chiếu. Ông nhà nghề ra lệnh:

- Kéo lưới lên! Giương buồm!

Chân người chạy trên sạp rầm rập. Các bác chài co chân đu mình trên dây để kéo buồm, miệng "dô hò" lấy nhịp. Một bác hỏi:

- Gió gì?

Người khác đáp:

- Gió trong. Khó tháo kịp.

Gió từ bờ thổi ra, thuyền cố vát (10). Sóng vùng lên, cuốn, réo, đuổi dồn nhau, va vào nhau tóe bọt, ngụp xuống, trồi lên, đã thấy một sức mạnh hỗn độn và bất ngờ trong gió vừa cuồng lộng (11) thổi. Buồm vát không ăn gió, xương buồm đánh cành cạch lên cột, có khi cọ vào gỗ rít ghê tai. Hình như thuyền trôi lùi ra khơi. Nhìn vào bờ để lấy cữ, ông Phó Nhụy kêu:

- Mưa đến rồi!

Phía bờ đã mờ mịt sau màn mưa trắng bệch, mặt sóng trong kia thâm sẫm lại. Mưa tiến ra khơi rất nhanh phát thành tiếng ào ào, một giây sau, các bác chài, ngồi co mình trong tơi chiếu, đã vuốt mặt không kịp.

Một bác bảo:

- Bỏ neo thôi, không lại bạt mãi ra ngoài khơi đông xích đế cho mà coi.

Neo buông xuống nước. Trong khi dây neo tụt xuống vùn vụt, thuyền trôi lùi về sau, đoạn giật nảy mình, chúi hẳn mũi: dây đã tháo hết. Người ta hạ buồm. Nhưng từ đó, thuyền cứ hục hặc với dây neo như một con trâu dữ bị buộc. Sóng đánh té tát, khi mũi thuyền chúi xuống thì vội thừa dịp nhảy chồm, nước tóe trang lang đến tận sau lái. Nhưng rồi chiếc thuyền rấ khỏe, lại hếch cái mũi ướt sướt mướt, chờ mảng nước khác. Ông nhà nghề nhảy tới ngồi phục ở mũi thuyền, tay lăm lăm cầm con dao rựa. Những giọt nước lớn ném vào mặt ông như vốc đá cuội, khiến rát bỏng da.

Một lần, thuyền tì lại nặng quá. Nước thốc từng mảng lớn, thuyền dốc đứng tưởng như cứ thế mà đâm thẳng xuống đáy sâu như một cái dùi. Các bác chài, miệng há ngờm ngợp vì bị nước đánh tối tăm mặt mũi, rời chỗ vịn, lăn trên sạp lông lốc. Ông nhà nghề bị ngụp trong mảng nước. Không trì hoãn được nữa! Một tay bám cọc chèo lấy thế, ông vội giơ cao con dao rựa, phăm phăm bổ xuống. Dây neo đứt phựt. Con thuyền hết ràng buộc quay mình trôi phăng phăng. Các bác chài vội nhảy đến đầu mũi giúp sức ông nhà nghề hất xuống nước cái neo sắt còn lại, mà ông này vừa chặt cánh gỗ đi. Không còn cánh, mỏ neo không cắm, nằm bẹt trượt trên nền đáy biển như một hòn sắt nặng. Như thế, thuyền không bị giằng lại, mà cũng chỉ trôi từ từ, kéo cái neo sắt rê trên đáy cát.

Nhưng gió vun vút lên mãi, mưa bay ngang chích vào mặt dày đặc thêm, sóng giận dữ gầm réo, nổi lên như núi. Mặt người nào người nấy tái mét; tuy có tơi che, quần áo họ ước mềm dính vào da, và vải đã bở sẵn, khi thấm nước rách toạc nhiều chỗ. Chú Trai, lúc nãy bị sóng đánh lăn xuống khoang, ở luôn dưới ấy tát nước, tay lia lịa đưa cái mu sam (12). Hai bác chài tới giúp sức, chuyền cho nhau những thùng nước đầy để trút ra ngoài. Thuyền giằm, ít bị nhồi lắc, nhưng sóng dễ tràn lên; nước trong khoang nhiều đến nỗi cá nổi lềnh bềnh. Theo lệnh ông lái, người ta xúc cá đổ bớt ra ngoài; nhưng sóng biển, trong một hằn thù mai mỉa, đánh vào thuyền, trả lại. Những con cá đập lên áo các bác chài và nằm trắng ràn rạt trên sạp, chờ một ngọn sóng tràn qua liếm đi và thay bằng lớp khác. Thuyền nhẹ bớt, nổi hơn, nhưng vì thế lại làm mồi thêm cho gió, trôi phăng phăng. Người ta bèn xở buồm (13), buộc dây vào bốn góc, rồi thả xuống biển. Gặp nước, buồm mở tung như một chiếc diều mà đầu lèo (14) đã cột vào mũi thuyền. Nước cản tấm buồm rộng căng, làm cho thuyền bớt trôi.

Đoạn, mọi người lại ngồi im lặng, co ro, cho mưa dội, sóng nhồi, gió táp. Màn mưa xám càng lúc càng sẫm thêm, rồi bóng tối ăn loang khắp không gian. Ông nhà nghề bảo:

- Anh em ai có đói, bốc nhúm gạo mà nhai.

Nhưng không ai trả lời. Họ ngồi thu mình, run run trong cái lạnh của nước ngấm vào da thịt.

Chừng quá nửa đêm - họ chỉ đoán vậy, và không còn một ý niệm nào về thời gian - sóng bớt gầm réo và bớt nhồi lắc, gió hạ dần, nhưng mưa vẫn rơi liên miên. Con thuyền mệt nhọc xang đưa (15) lừ đừ. Và khi một ánh trắng xám ló nơi chân trời, thì biển đã lặng hẳn. Các bác chài, tai còn đầy cái huyên náo hồi đêm, nghe trong đó ù ù như điếc. Họ không còn đủ sức để tỏ niềm vui mừng; một cảm giác mỏi mệt và co rút hầu như làm tê liệt các bắp thịt.

Mầu trắng sữa liếm dần bóng tối của vòm trời, và mưa đã ngớt hẳn. Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến - dân chài bảo từ Thủy phủ (16) đùn lên - một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía. Người ta kéo cái neo sắt lên, đẽo cánh mới lắp vào, rồi neo thuyền cho đứng yên. Mỗi người góp một câu để đoán vị trí của thuyền. Họ chắc ở ngang Thanh Hóa, vì trong cơn bão, gió chướng (17) thổi từ phía tây nam. Nhưng còn cách bờ bao xa thì không ai đoán được. Một bác chài đo được hơn năm mươi sải nước và họ biết là đã bị giạt ra ngoài khơi xa lắm.

Đột nhiên, không ai bảo ai, tất cả im lặng: họ vừa ngửi thấy một mùi kì dị, một mùi nhạt và ẩm ướt, tanh lợm như mùi rong rêu. Rồi một bóng đen dài hiện trong sương, phía trước mặt. Một người đoán:

- Chết, mình trôi đến cồn đá. Ra nãy giờ neo rê.

Một người khác đáp:

- Neo rê thì biết liền chứ. Đó là cái thuyền, nhìn kỹ mà coi.

Quả nhiên trong sương bóng đen rõ dần thành một chiếc thuyền, trên đó lố nhố những bóng người chèo. Họ chèo lặng lẽ dị thường, tưởng như thuyền lướt trên biển dầu. Một bác chài bắt loa miệng hỏi:

- Ai đó?

Thuyền bên kia có người đáp:

- Thuyền Xin Kính đây. Có phải thuyền ông Phó Nhụy bên ấy không?

Ông Phó Nhụy hỏi bạn chài:

- Tiếng ai nhỉ? Nghe giọng lạ gớm. Mà sao họ biết thuyền mình?

Đoạn cất cao tiếng:

- Tôi Phó Nhụy đây. Thuyền bên ấy cũng vừa tháo tố đó phải không? Có biết đây là đâu không?

Bên kia đáp:

- Ngang Cương Gián. Giờ phải đi xế lên mà vô lạch.

Trên thuyền ông Phó Nhụy, người bàn cãi lao xao. Gió thổi từ phía nam, sao thuyền lại giạt xuống ngang Hà Tĩnh được? Ông Phó Nhụy lại hỏi to:

- Sao mà biết?

Bên kia có một câu trả lời kì quặc và bí mật:

- Sao lại không biết... à kìa, nồm vừa thổi đó, ta bắt ngọn gió này mau mà lên lạch.

Trong nháy mắt, đã thấy thuyền bên kia giương buồm. Chẳng hiểu sao họ làm nhẹn và lặng lẽ được đến thế. Ông Phó Nhụy, tuy bụng phân vân, sai kéo buồm chạy theo. Trong lúc tâm trạng đang bơ vơ và còn in dấu vết sự hãi hùng vừa qua, người ta không muốn rời bỏ bạn đồng hành đã gặp tình cờ.

Gió quá nhẹ, buồm không ăn gió đập phần phật. Sương tạt từng luồng như một cơn mưa trắng. Thuyền đi trước vẫn chỉ nom thấy dáng mờ mờ ảo ảo như trong giấc mơ, với quãng cách không thay đổi.

Chợt chú Trai kêu:

- Có ai như người trôi kìa?

Một bác dùng sào khều cái vật trôi lềnh bềnh đen thui và nói:

- Người thật.

Họ cúi vớt người kia lên. Tay anh ta co quắp còn cắp chặt trong nách một cái chèo ngắn; mặt anh ta tái nhợt, mắt nhắm nghiền, hai hàm răng cắn khít.

Một người bảo:

- Hà hơi, hà hơi đi, hình như còn thở thoi thóp.

Từ bên kia thuyền Xin Kính, tiếng người hỏi:

- Vớt được ai đó?

Mọi người cúi nhìn tận mặt kẻ bị nạn, nhưng không nhận ra ai. Mặt anh ta co rút nhăn nhúm đến nỗi đã méo dệch hẳn đi. Chú Trai góp ý kiến:

- Giống như anh Hoe Chước.

Ông Phó Nhụy nói to sang thuyền kia:

- Hoe Chước!

Nhưng ông lại chợt nhớ ra. Sao thế được nhỉ? Hoe Chước đi bạn (8) trên thuyền ông Xin Kính kia mà? Ông hỏi to:

- Có Hoe Chước bên ấy không?

Thuyền bên kia có một im lặng kì quặc. Chú Trai, thính tai nhất trong đám, nghe như bên kia đang bàn cãi gì láo nháo. Chú bỗng kêu lên:

- Ô kìa, đâu mất rồi?

Thuyền ông Xin Kính vừa biến đi, như vụt chìm xuống đáy biển. Cái bóng cả thuyền lẫn buồm, đen nhờ nhờ, chỉ còn để lại một khoảng trống không trắng toát, khoảng trắng ấy nhòa dần vào màu sương phơn phớt xám. Trên thuyền ông Phó Nhụy, mọi người câm lặng, tim bóp chặt trong một lo âu ghê rợn, mở to mắt nhìn trân trân.

Chú Trai lại kêu:

- Có tiếng gì om om lạ gớm?

Cùng một lúc, tất cả ai nấy đều nhận ra quả có tiếng sóng đánh phòm phọp âm âm như vỗ vào hang hốc. Ngay trước mặt, một khối to đen đồ sộ vụt xuất hiện, chỉ cách thuyền vài chục thước. Tức thời, ông lái nhảy bổ tới, túm lấy lèo, giằng riết. Chiếc thuyền quặt mũi về bên trái, có một phút do dự rồi tiến theo ngả mới. Các bác chài vội chạy đi tra chèo, ráng sức chèo tới. Cái khối đen mờ dần trong sương, rồi biến đi. Ông Phó Nhụy thở phào: thuyền ông vừa suýt đâm phải núi đá.

Khi thuyền ông Phó Nhụy, sau một buổi chạy vờ vật ngoài khơi, lần về tới lạch, thì anh Hoe Chước hơi tỉnh. Anh kể rằng trong cơn bão, thuyền ông Xin Kính bị sóng đánh giạt vào núi đã vỡ tan tành, và có lẽ chỉ mình anh sống sót, vì đã vớ được một cây chèo nhảy trước xuống biển. Những người kia, sau đó, nếu có nhảy khỏi thuyền cũng đã muộn và bị sóng quật vào lèn đá (19) đến rã xương.

Vợ họ nay vẫn sống trong góa bụa - có người đã chết. Và cái hy vọng mong manh một ngày trở về của người thân cũng đã tắt trong họ từ lâu.


(1) Cố: tiếng dùng gọi người già.
(2) Cái nố ta: lũ chúng.
(3) Dương gian: cõi dương (đối lập với cõi âm), thế giới người sống.
(4) Huyễn tưởng: mơ tưởng, ý tưởng viển vông, không có thực (gần giống như ảo tưởng).
(5) Tai ương (như tai họa): điều rủi ro, gây nên tổn thất, đau khổ lớn.
(6) Mồ ma: thời còn sống của một người nào đó đã mất.
(7) Lạch: đường nước chảy hẹp, thông ra sông, biển.
(8) Neo: vật nặng buộc vào dây thả chìm dưới nước để giữ cho tàu, thuyền đỗ lại, không trôi.
(9) Tố: gió mạnh đổi chiều đột ngột xảy ra trong cơn giông.
(10) Vát: lệch, xiên chéo.
(11) Cuồng lộng: gió thổi điên cuồng ở nơi trống trải.
(12) Mu sam: mu con sam, cứng và lõm, có thể dùng làm gầu múc nước.
(13) Xở: gỡ; xở buồm: gỡ buồm.
(14) Lèo: dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm.
(15) Sang đưa: đưa qua đưa lại; đung đưa.
(16) Thủy phủ (như thủy cung): nơi ở của thủy thần, Long vương.
(17) Gió chướng: gió ngược, thổi từ phía tây.
(18) Đi bạn: người đi làm thuê cho vụ, việc.
(19) Lèn đá: núi đá có vách dựng đứng.

Đọc tiếp...
 
Thế Giới Manga © Copyright 2010 | Design By Truyện Tiếng Việt |